Câu truyện về Thư viện Đại học Cần Thơ
- Giới thiệu
- Lượt xem: 11966
Bất kỳ dịch vụ nào được đón nhận những cảm xúc chân tình từ người sử dụng là điều tuyệt với nhất. Thư viện ĐHCT là nơi phục vụ các dịch vụ hỗ trợ học thuật của sinh viên và giảng viên đã được đón nhận những cảm xúc chân tình của người sử dụng. Những cảm xúc này là một trong những động lực quan trọng giúp cho đội ngũ viên chức của Thư viện ĐHCT luôn nỗ lực để mang đến những dịch vụ tốt nhất phục vụ bạn đọc. Dưới đây là những cảm xúc của bạn đọc là sinh viên và giảng viên được chia sẻ khi sử dụng các dịch vụ hỗ trợ học thuật tại Thư viện ĐHCT và cảm xúc của các đồng nghiệp khi đến tham quan tại Thư viện ĐHCT.
1. Đôi dòng lưu lại
Từ ngày thành lập đến nay, Thư viện ĐHCT đã đón nhiều đoàn khách đến tham quan. Từng đoàn khách đến thăm Thư viện ĐHCT đã ghi lại những dòng xúc cảm, ấn tượng sâu sắc về kỹ năng chuyên nghiệp, thái độ ân cần của tập thể viên chức Thư viện ĐHCT. Thư viện ĐHCT chứa đựng nguồn tài liệu học thuật đa dạng, phong phú và chất lượng.
2. Mở rộng tri thức
Mỗi bạn đọc khi đến đây học tập, nghiên cứu đều có chung cảm giác Thư viện ĐHCT như là ngôi nhà thân thương. Từng góc ở Thư viện ĐHCT được bố trí với nhiều kiểu thiết kế khác nhau phù hợp với sở thích người dùng. Có thể nói Thư viện ĐHCT chính là chất xúc tác thúc đẩy người học khao khát khai thác kiến thức mới.
3. Xúc cảm
Thư viện ĐHCT như là chứng nhân ghi nhận những xúc cảm bất chợt của lứa tuổi mộng mơ và nhiều ước vọng, là nơi thắt chặt tình bạn chân thành và nuôi dưỡng tình yêu đầy lãng mạn.
“Những buổi học về không có nón
Đội đầu chung một lá sen tơ”
(Nguyễn Bính)
4. Hẹn ngày gặp lại
Thư viện ĐHCT không chỉ là nơi học tập, nghiên cứu mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão. Những năm tháng theo đuổi nghiệp đèn sách là ngần ấy năm bao lớp sinh viên gắn bó với Thư viện ĐHCT. Và như là một điều tất yếu, khi rời xa “ngôi nhà thân thương” ấy, tất cả là sự luyến lưu, bịn rịn, nhớ thương…cùng lời ước hẹn sẽ quay về thăm chốn cũ vào một ngày không xa.
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”
(Chế Lan Viên)